Yên Bái: 100% chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng qua tài khoản ngân hàng
Trong năm 2022, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do số cán bộ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái còn thiếu trong khi khối lượng công việc lớn, địa bàn trải dài toàn tỉnh. Song song đó diện tích rừng trồng sản xuất của các hộ gia đình

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái vượt mức kế hoạch thu tiền DVMTR năm 2022. Ảnh: TL
Trong năm 2022, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do số cán bộ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái còn thiếu trong khi khối lượng công việc lớn, địa bàn trải dài toàn tỉnh. Song song đó diện tích rừng trồng sản xuất của các hộ gia đình, cá nhân tại các huyện vùng thấp lớn, nhưng lại nhỏ lẻ, manh mún, biến động thường xuyên, nhiều diện tích rừng trồng ngoài quy hoạch lâm nghiệp người dân vẫn kê khai, đăng ký đề nghị nhận tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR); việc theo dõi, cập nhật diễn biến rừng chưa chính xác, dẫn đến công tác xác minh, xác định diện tích đủ điều kiện chi trả DVMTR cho các hộ gia đình gặp rất nhiều khó khăn về thời gian, nhân lực; công tác lập hồ sơ giao khoán bảo vệ rừng đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê, phương án sử dụng tiền DVMTR đối với cấp xã thực hiện còn một số xã chưa bám sát vào các hướng dẫn, quy định và thực tế tổ chức quản lý rừng của từng địa phương ...
Tuy vậy, dưới sự chỉ đạo sát sao của Hội đồng quản lý Quỹ tỉnh, cùng với sự nỗ lực thực hiện nhiệm vụ của Ban điều hành, Ban kiểm soát, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra trong năm 2022. Thu tiền DVMTR năm 2022 được 145.880,1 triệu đồng, đạt 130,6% so với kế hoạch, bằng 119% so với cùng kỳ năm 2021; đảm bảo 100% chi trả tiền qua tài khoản ngân hàng kể cả các chủ rừng là tổ chức, UBND cấp xã cho bên nhận khoán bảo vệ rừng đảm bảo công khai, minh bạch.
Tăng cường thực thi giám sát chi trả DVMTR tại Yên Bái . Ảnh : TL
Triển khai nhiệm vụ năm 2023, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái tập trung thực hiện đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR bằng nhiều hành hình thức, đa dạng, phong phú, thiết thực, hiệu quả. Xây dựng, thiết lập hệ thống phần mềm ứng dụng phục vụ cho xây dựng bản đồ, xác định diện tích rừng có cung ứng DVMTR đồng bộ với theo dõi diễn biến tài nguyên rừng phù hợp với thực tiễn trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện việc rà soát, xác định diện tích rừng có cung ứng DVMTR đối với lưu vực mới phát sinh trong năm 2023, đặc biệt là lưu vực Nhà máy nước Sông Đuống ngay sau khi có quyết định công bố diện tích lưu vực của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Tiếp tục thực hiện chi trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng, giao dịch thanh toán điện tử, bưu điện, đảm bảo công khai, minh bạch, an toàn và hiệu quả. Đồng thời đẩy mạnh công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR đối với bên cung ứng và bên sử dụng trên địa bàn toàn tỉnh...
P-Hà (t/h)
-
2.
Phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025
-
3.
Chủ tịch nước Lương Cường phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025
-
4.
Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia ngành nông nghiệp
-
5.
Cần đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số để phục vụ phát triển ngành nông nghiệp
-
6.
Công đoàn Cơ quan Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện nhiệm vụ bằng cả trách nhiệm và trái tim