Phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025
Sáng 14/2, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị "Phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025". Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Ngô Vũ Thăng đồng chủ trì Hội nghị.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị
Theo báo cáo của Cục Thủy sản, năm 2024 ngành tôm Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn như lũ lụt, hạn hán, bão số 3 đã gây thiệt hại nghiêm trọng đối với nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh phía Bắc; xâm nhập mặn ở các tỉnh phía Nam; kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn so với dự báo, lạm phát ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, người dân các nước thắt chặt chi tiêu, nhu cầu tiêu dùng toàn cầu giảm trong đó có sản phẩm tôm dẫn đến những khó khăn trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Tuy nhiên năm 2024 vừa qua, ngành tôm tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm của lãnh đạo Bộ, các địa phương và sự tham gia tích cực của các hội/hiệp hội, sự nỗ lực, cố gắng của cộng đồng ngư dân nên kết quả sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2024 đạt vượt kế hoạch đề ra với diện tích nuôi đạt 749,8 nghìn ha (trong đó diện tích nuôi tôm sú 628,8 nghìn ha, nuôi tôm chân trắng 121,0 nghìn ha); Sản lượng nuôi tôm nước lợ đạt 1.290,5 nghìn tấn, trong đó sản lượng tôm sú đạt 338,8 nghìn tấn và tôm thẻ chân trắng đạt 951,7 nghìn tấn.
Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) Trần Đình Luân cho biết, năm 2025, theo dự báo của các chuyên gia, ngành tôm có thể vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn so với dự báo do xung đột ở nhiều nơi trên thế giới; giá vật tư, xăng dầu tiếp tục tăng cao; sản lượng tôm toàn cầu tiếp tục tăng và đạt khoảng 6,1 triệu tấn (năm 2023 đạt 5,7 triệu tấn); cạnh tranh giữa các nước sản xuất tôm (Ecuador, Ấn Độ và Trung Quốc) vẫn tiếp tục;….
Theo kế hoạch sản xuất năm 2025, nhu cầu tôm bố mẹ cần khoảng 260.000-270.000 con (tôm thẻ chân trắng 200.000-210.000; tôm sú 60.000 con); tôm giống khoảng 140-150 tỷ con (trong đó, tôm thẻ chân trắng 100 - 110 tỷ con và tôm sú 30 - 40 tỷ con). Diện tích nuôi tôm đạt 750.000 ha (tôm sú 630.000 ha, tôm thẻ 120.000 ha); sản lượng tôm các loại 1,3-1,4 triệu tấn, trong đó tôm sú 350 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng 1.050 nghìn tấn. Kim ngạch xuất khẩu tôm đạt từ 4 tỷ USD đến 4,3 tỷ USD.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: "Cần có cơ chế chính sách để giải quyết những vấn đề về kỹ thuật nuôi; cần đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển vùng nuôi, logistic; cần phải tổ chức lại khâu sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, xúc tiến thương mại... Chỉ có giải quyết các vấn đề này một cách đồng bộ, chặt chẽ mới tạo ra cạnh trạnh tốt hơn ở thị trường tôm thế giới, đưa ngành tôm bứt phá đạt được mục tiêu 10 tỷ USD trong thời gian tới".
L.H
-
2.
Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia ngành nông nghiệp
-
3.
Cần đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số để phục vụ phát triển ngành nông nghiệp
-
4.
Công đoàn Cơ quan Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện nhiệm vụ bằng cả trách nhiệm và trái tim
-
5.
Tăng cường kiểm soát dịch bệnh bằng vacxin và phòng chống buôn lậu
-
6.
Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế