Xây dựng bộ chỉ số môi trường rừng, CO2 rừng
Sáng 8/11/2024, tại Hà Nội, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS) tổ chức Hội thảo “Xây dựng chỉ số môi trường rừng, chỉ số CO2 rừng” nhằm xây dựng và triển khai ứng dụng các chỉ số môi trường rừng, CO2 rừng vào thực tiễn…
Toàn cảnh Hội thảo “Xây dựng chỉ số môi trường rừng, chỉ số CO2 rừng”
Việt Nam đã chính thức áp dụng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong cả nước từ năm 2010 đến nay và đã mang lại nhiều kết quả rất thiết thực. Hiện nay, ngành lâm nghiệp đang tiếp cận, vận hành theo hướng quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, phát thải thấp… Từ thực tiễn cho thấy, cần thiết phải có bộ chỉ số môi trường rừng, chỉ số CO2 rừng để hoạch định các chiến lược phát triển bền vững và tổ chức giám sát thực hiện các chương trình dự án của ngành cũng như của quốc gia có liên quan.
Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Võ Đại Hải nhấn mạnh, các chỉ số môi trường rừng đã được xây dựng và tích hợp vào trong các chương trình phát triển của Liên Hợp quốc, của các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia trên thế giới. Các chỉ số môi trường được xây dựng nhằm cung cấp thực trạng, thông tin và số liệu cần thiết về tình trạng, chất lượng và sự thay đổi của rừng cũng như ảnh hưởng của chúng đến môi trường, kinh tế - xã hội, xác định các giải pháp cụ thể chống mất rừng và suy thoái rừng.
Theo TS. Nguyễn Hoàng Tiệp, Văn phòng chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (VFCO), cần tiến hành rà soát các quy định của pháp luật hiện có về chỉ số môi trường rừng, chỉ số CO2 rừng, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đưa ra các chỉ tiêu, chỉ số có liên quan. Từ đó nghiên cứu, tổng kết thêm kinh nghiệm quốc tế đặc biệt là ở những nước phát triển để xây dựng hướng đi và rút ra các bài học cho Việt Nam.
Hội thảo đưa ra những định hướng cụ thể, các giải pháp chống suy thoái rừng, xây dựng bộ chỉ số môi trường rừng và CO2 rừng; đề xuất khung phương pháp tính toán và hướng dẫn áp dụng. Bộ chỉ số bao gồm các tiêu chí liên quan đến quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và dịch vụ môi trường rừng; cung cấp thông tin về thực trạng, số liệu cần thiết về tình trạng, chất lượng và sự thay đổi của rừng, phục vụ cho việc hoạch định chính sách chiến lược quốc gia về môi trường, chống mất rừng, suy thoái rừng tại các địa phương. Đồng thời trên cơ sở thiết lập một bộ tiêu chí, tiến hành đánh giá, phân tích lấy ý kiến của các bên liên quan thông qua hội thảo, hội nghị và khảo sát đánh giá thí điểm, kiểm chứng ngoài thực địa ở các địa phương để hoàn thiện bộ tiêu chí.
Trang Nguyễn
-
2.
Cần đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số để phục vụ phát triển ngành nông nghiệp
-
3.
Công đoàn Cơ quan Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện nhiệm vụ bằng cả trách nhiệm và trái tim
-
4.
Tăng cường kiểm soát dịch bệnh bằng vacxin và phòng chống buôn lậu
-
5.
Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế
-
6.
Diễn đàn Một sức khỏe về phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người - 2024