Truyền thông chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại thôn, bản
Huyện Nam Đông và A Lưới là 2 huyện vùng sâu, vùng xa, có diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong nhiều năm qua, chính sách chi trả DVMTR đã mang lại hiệu quả rõ nét cho người dân sống ven rừng, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn của 2 huyện

Huyện Nam Đông và A Lưới là 2 huyện vùng sâu, vùng xa, có diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong nhiều năm qua, chính sách chi trả DVMTR đã mang lại hiệu quả rõ nét cho người dân sống ven rừng, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn của 2 huyện. Nhờ hưởng lợi từ nguồn tiền chi trả DVMTR, thu nhập và cuộc sống của người dân đã được cải thiện. Để đạt được kết quả này, bên cạnh việc thực hiện tốt công tác chi trả tiền DVMTR, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, ban ngành liên quan, đoàn thể cơ sở trong công tác truyền thông chính sách đến người dân.
Thực hiện hoạt động “Tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR rừng tại thôn, bản”, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã truyền tải tới chủ rừng và người dân một số nội dung cơ bản của Luật Lâm nghiệp, Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, đặc biệt là các quy định về thực hiện chính sách chi trả DVMTR; vai trò, quyền lợi, nghĩa vụ của người dân khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR… Bằng cách thức tổ chức chia thành từng nhóm để thực hành và thảo luận; đồng thời, đổi mới cách truyền tải thông tin ngắn gọn, dễ nhớ, trực quan, sinh động đã thu hút đông đảo các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn tham gia. Đặc biệt, phần giao lưu trả lời câu hỏi kiến thức về DVMTR, bảo vệ rừng được đông đảo bà con hưởng ứng, chia sẻ.
Thông qua hoạt động truyền thông chính sách các hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn ở thôn bản 2 huyện vùng cao Nam Đông và A Lưới được tiếp cận phương pháp giám sát và đánh giá, quản lý và bảo vệ rừng; xây dựng quy chế, lập kế hoạch sử dụng tiền DVMTR tại cộng đồng dân cư thôn cho các hoạt động chung của thôn và cho vay phát triển sinh kế… Cùng đó, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trao tặng sản phẩm truyền thông (mũ bảo hiểm có in logo và slogan tuyên truyền chính sách) cho 350 người dân.
Q. Dũng
-
2.
Phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025
-
3.
Chủ tịch nước Lương Cường phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025
-
4.
Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia ngành nông nghiệp
-
5.
Cần đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số để phục vụ phát triển ngành nông nghiệp
-
6.
Công đoàn Cơ quan Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện nhiệm vụ bằng cả trách nhiệm và trái tim