Tăng cường công tác truyền thông về an toàn thực phẩm
Sáng 5/12/2024, tại Hà Nội, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) tổ chức Hội thảo tập huấn với chủ đề “Tăng cường truyền thông về an toàn thực phẩm: Kết nối các nhà nghiên cứu, nhà báo và cộng đồng trong chuỗi giá trị thực phẩm có nguồn gốc động vật”.
Quang cảnh hội thảo tập huấn tăng cường truyền thông về an toàn thực phẩm
Tại buổi hội thảo, ông Lê Trọng Đảm - Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam cho biết, trong chuỗi giá trị thực phẩm, vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay như một chủ đề nóng, đòi hỏi sự phối hợp liên ngành và sự vào cuộc quyết liệt của các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý và đặc biệt là báo chí. Thông qua hội thảo này, chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng mạng lưới báo chí nòng cốt, nâng cao nhận thức cộng đồng về an toàn thực phẩm. Hy vọng rằng, sự đồng hành chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu và báo chí sẽ góp phần tạo nên những thay đổi thực chất trong lĩnh vực quan trọng này.
Cũng tại buổi hội thảo, các đại biểu cho rằng, cần làm rõ vai trò của chuỗi sản xuất truyền thống các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là chuỗi sản xuất thịt lợn, các giải pháp can thiệp và truyền thông phù hợp để đảm bảo an toàn thực phẩm của các chuỗi này. Việc khuyến khích sự tham gia của cộng đồng sẽ là yếu tố quan trọng để hình thành và xây dựng niềm tin trong xã hội…
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Đức Phúc - Viện trưởng Viện Sức khỏe môi trường và Phát triển bền vững chia sẻ, hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn liên quan đến an toàn thực phẩm như thực phẩm chứa hóa chất, ô nhiễm vi sinh, thông tin sai lệch về nguồn gốc thực phẩm. Do vậy, theo bác sĩ Phạm Đức Phúc, để truyền thông về nguy cơ về an toàn thực phẩm, người thực hiện cần đảm bảo tính minh bạch, thấu hiểu, truyền tải thông tin kịp thời, sử dụng bằng chứng khoa học để củng cố thông điệp tới người tiêu dùng.
Mục đích của buổi tập huấn nhằm làm nổi bật tầm quan trọng của an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng thực phẩm, đồng thời cung cấp các chiến lược truyền thông thực tiễn truyền tải thông điệp rõ ràng, chính xác đến công chúng.
P.V
-
2.
Cần đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số để phục vụ phát triển ngành nông nghiệp
-
3.
Công đoàn Cơ quan Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện nhiệm vụ bằng cả trách nhiệm và trái tim
-
4.
Tăng cường kiểm soát dịch bệnh bằng vacxin và phòng chống buôn lậu
-
5.
Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế
-
6.
Diễn đàn Một sức khỏe về phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người - 2024