Nâng cao giá trị sử dụng đất, quản lý hiệu quả dinh dưỡng cây trồng
Sáng 18/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị triển khai Đề án nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hoàng Trung dự và chỉ đạo Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị
Đề án “Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” nhằm bảo vệ và phục hồi dinh dưỡng đối với tài nguyên đất, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và an toàn...
Báo cáo tại hội nghị, ông Vũ Thắng, Phó Trưởng phòng Quản lý phân bón, Cục Bảo vệ Thực vật cho biết, đề án hướng đến hoàn thiện quy trình canh tác gắn với sử dụng phân bón hiệu quả, từ đó, giảm thất thoát dinh dưỡng trên loại đất chính trồng các cây trồng chủ lực, góp phần ổn định và nâng cao sức khỏe đất trồng trọt, bảo vệ và phát triển đa dạng hệ sinh vật có ích, giảm phát thải khí nhà kính...
Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường Nguyễn Quang Tin chia sẻ, đối với ngành nông nghiệp, việc nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng là việc hết sức quan trọng. Tuy nhiên, về chất lượng đất, sức khỏe đất nói chung, hiện nay chúng ta chưa có nhiều dữ liệu. Do vậy, để có một bộ cơ sở dữ liệu về đất trồng trọt, dinh dưỡng cây trồng thì cần hệ thống lại, trong đó vai trò của các viện nghiên cứu, các cơ quan đã tham gia đề án cần chung tay hoàn thiện cơ sở dữ liệu cho từng đối tượng cây trồng…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hoàng Trung nhấn mạnh, đất là nguyên liệu đặc biệt phục vụ sản xuất, trồng trọt của chúng ta. Các tổ chức quốc tế đã đặt ra vấn đề làm sao gìn giữ, cải tạo đất tốt hơn. Đề án này đã xác định rõ vai trò của quản lý đất và dinh dưỡng cây trồng trong việc ngăn chặn suy thoái đất, phát triển nông nghiệp hữu cơ và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Mục tiêu của đề án là nâng cao giá trị sử dụng đất, quản lý hiệu quả dinh dưỡng cây trồng, từ đó góp phần vào quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Lê Hải
-
2.
Cần đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số để phục vụ phát triển ngành nông nghiệp
-
3.
Công đoàn Cơ quan Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện nhiệm vụ bằng cả trách nhiệm và trái tim
-
4.
Tăng cường kiểm soát dịch bệnh bằng vacxin và phòng chống buôn lậu
-
5.
Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế
-
6.
Diễn đàn Một sức khỏe về phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người - 2024