Bước tiến trong nghiên cứu, sản xuất vacxin thú y nội địa
Trên cả nước hiện nay có 12 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP-WHO chuyên nghiên cứu và sản xuất vacxin thú y, cung cấp tổng cộng 218 loại vacxin sản xuất trong nước và 340 loại nhập khẩu, đáp ứng đầy đủ nhu cầu phòng bệnh cho gia súc và gia cầm.
AVAC ASF LIVE là một trong hai loại vacxin DTLCP được cấp giấy chứng nhận lưu hành theo đúng quy định của Luật Thú y
Theo Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y, công nghệ sản xuất vacxin thú y tại Việt Nam không chỉ phát triển nhanh mà còn đạt nhiều bước tiến vượt bậc. Các công nghệ hàng đầu như sản xuất vacxin tai xanh, lở mồm long móng, dại, và dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã dần thay thế hàng nhập khẩu, đánh dấu bước tiến lớn trong tự chủ sản xuất.
Độc quyền công nghệ giống gốc tới ứng dụng vacxin thú y thương mại
Trong số 7 công nghệ vacxin DTLCP được nghiên cứu và phát triển, sản xuất vacxin sống nhược độc được đánh giá có hiệu quả thương mại cao nhất, theo nhận định của ông Nguyễn Văn Điệp - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam. Đây cũng chính là công nghệ được ứng dụng thành công vào sản phẩm vacxin AVAC ASF LIVE, được cấp phép lưu hành chính thức vào ngày 8/7/2022.
AVAC ASF LIVE là loại vacxin nhược độc, đông khô, dùng cho lợn thịt từ 4 tuần tuổi trở lên, chưa sử dụng cho lợn sinh sản (hậu bị, nái và đực giống). Sau khi tiêm một liều duy nhất, lợn bắt đầu được bảo hộ và thời gian bảo hộ kéo dài ít nhất 5 tháng.
Đặc biệt, Công ty AVAC đã làm chủ công nghệ về tế bào và virus, tối ưu được con giống và thích ứng giống vacxin nhân trên tế bào dòng DMAC. Công nghệ tế bào dòng DMAC, kết quả nghiên cứu độc quyền của AVAC, được đăng ký sáng chế với nhiều tính năng vượt trội.
Tính đến nay, AVAC đã cung ứng hơn 3 triệu liều vacxin ra thị trường, trong đó hơn 2,5 triệu liều được sử dụng nội địa, 465.000 liều xuất khẩu sang Philippines và Nigeria. Sử dụng với giám sát chặt chẽ tại trên 21 tỉnh từ tháng 7/2023 - 6/2024, tất cả lợn tiêm vacxin đều khỏe mạnh, chưa có cơ sở nào bị nổ dịch. Lợn tiêm vacxin khỏe mạnh, vùng/cơ sở tiêm phòng được bảo hộ cao.
“Thực hiện vượt trội kết quả hơn 100 thí nghiệm trên động vật, đặc tính của vacxin AVAC ASF LIVE an toàn cho lợn thịt từ 4 tuần tuổi, tạo miễn dịch bảo vệ nhanh sau 4 tuần, tỷ lệ bảo hộ cao trên 90% lợn tiêm vacxin (trên 5 tháng), không ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng của lợn hay ảnh hưởng đáp ứng miễn dịch của vacxin khác, an toàn và bảo hộ tốt cho lợn nái”, ông Điệp thông tin thêm.
Nhiều địa phương đã chủ động dành nguồn ngân sách để tiêm phòng phòng chống dịch tả lợn châu Phi
Triển khai tiêm phòng diện rộng tại các địa phương
Vacxin AVAC ASF LIVE được đánh giá cao nhờ khả năng cung ứng nhanh trong nước và hệ thống nhà kho bảo quản tốt. Qua thử nghiệm tại nhiều tỉnh thành, vacxin này được xác nhận là an toàn và có khả năng bảo hộ vượt trội với gia súc, với sự hỗ trợ tích cực từ chính quyền địa phương.
Các tỉnh đã chủ động sử dụng ngân sách để tiêm phòng diện rộng, tiêu biểu như Cao Bằng với hơn 100.000 liều, Lạng Sơn 60.000 liều, Quảng Ngãi 50.000 liều, và Bắc Ninh 30.000 liều.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa Đặng Văn Hiệp chia sẻ, tỉnh đã đầu tư ngân sách để mua các loại vacxin quan trọng, trong đó có 5.000 liều vacxin DTLCP của AVAC. Đại diện ngành thú y Hưng Yên cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc sử dụng vacxin từ nguồn ngân sách nhà nước và kỳ vọng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y cùng lãnh đạo tỉnh và các đơn vị liên quan tiếp tục quan tâm đến việc tiêm phòng vacxin trên đàn vật nuôi.
Với tỷ lệ chăn nuôi nông hộ tại Việt Nam tương đối lớn (khoảng 30-40%), vacxin nội địa như AVAC ASF LIVE có lợi thế cạnh tranh nhờ khả năng cung ứng nhanh trong nước, kết hợp với hệ thống bảo quản hiện đại, qua đó góp phần tăng độ phủ tiêm phòng.
Theo Cục Thú y, Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước trên thế giới, nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất vacxin thú y thế hệ mới, an toàn, hiệu quả. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu vacxin thú y sang các nước trong khu vực và trên toàn cầu. Những nỗ lực này không chỉ góp phần khẳng định uy tín và thương hiệu của Việt Nam mà còn thể hiện trách nhiệm với sự phát triển của ngành thú y thế giới.
Kiều Ngân
-
2.
Quảng Trị: Mô hình nuôi bò thịt thâm canh mang lại hiệu quả kinh tế cao
-
3.
Mô hình liên kết trồng và tiêu thụ dưa chuột ở Lộc Yên
-
4.
Hiệu quả mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm
-
5.
Hòa Bình: Khuyến nông gắn với phát triển du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh, bền vững