Trồng dưa leo, khổ qua thu lợi nhuận khá
Quý I/2024, Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ nông dân thực hiện 02 mô hình trồng rau ăn quả (dưa leo và khổ qua) theo quy trình VietGAP tại xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi.
Chăm sóc dưa leo trong mô hình
Vừa qua, Trung tâm đã tổ chức tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện mô hình, nhằm ghi nhận ý kiến góp ý, phản hồi của nông dân về nhu cầu giống, thiết bị cơ giới hóa, hỗ trợ mô hình trong thời gian tới…
Mô hình trồng dưa leo có quy mô 03 ha/06 hộ tham gia. Tỷ lệ nảy mầm đạt trung bình 95%, tỷ lệ sống đạt 92%, tốc độ tăng trưởng và khả năng thích nghi tốt, năng suất đạt 25 tấn/ha/vụ. Với giá bán 9.000 đồng theo ký kết hợp đồng với các hợp tác xã trên địa bàn, sau khi trừ chi phí lợi nhuận đạt hơn 115 triệu đồng/ha/vụ.
Mô hình trồng khổ qua có quy mô 03 ha/05 hộ tham gia. Tỷ lệ nảy mầm đạt 95,6%, tỷ lệ sống đạt 97%, tốc độ tăng trưởng và khả năng thích nghi tốt, năng suất đạt 24,3 tấn/ha/vụ. Với giá bán 8.000 đồng, sau khi trừ chi phí lợi nhuận đạt hơn 105 triệu đồng/ha/vụ.
Nông dân Võ Thị Bé ở tổ 4, ấp Trung Bình, xã Trung Lập Thượng tham gia mô hình trồng dưa leo cho biết, mô hình phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại địa phương, giúp người dân thay đổi phương thức sản xuất truyền thống, áp dụng các kỹ thuật sản xuất VietGAP, ghi chép nhật ký sản xuất, có thể truy xuất nguồn gốc, đảm bảo sản phẩm an toàn đến người tiêu dùng.
Ông Trương Hoàng Cộng, cán bộ phụ trách kinh tế xã Trung Lập Thượng chia sẻ, qua báo cáo kết quả mô hình cho thấy năng suất dưa leo và khổ qua theo quy trình VietGAP đạt yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng ảnh hưởng ít nhiều đến năng suất sản phẩm. Vì vậy, thời gian tới đề nghị Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh tiếp tục hỗ trợ về kỹ thuật, tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp nông dân triển khai mô hình; đồng thời xem xét, hỗ trợ máy móc cơ giới hóa phục vụ sản xuất.
Theo ông Dương Kim Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh, thời gian tới Trung tâm sẽ tiếp tục nâng cao hỗ trợ, hướng dẫn nông dân xây dựng mô hình định hướng nông nghiệp hữu cơ (giảm phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo môi trường, sức khỏe người tiêu dùng,…), đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, các hộ cần duy trì thực hiện công tác ghi chép nhật ký sản xuất, để đạt chứng nhận VietGAP…
Thanh Mai
-
2.
Mô hình liên kết trồng và tiêu thụ dưa chuột ở Lộc Yên
-
3.
Hiệu quả mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm
-
4.
Hòa Bình: Khuyến nông gắn với phát triển du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh, bền vững
-
5.
Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Nhật Bản kết nối chuỗi cung ứng nông sản