Phát hiện và xử lý ngay châu chấu tre lưng vàng
Trước nguy cơ châu chấu lưng vàng phát triển trên diện rộng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã có văn bản khuyến cáo các địa phương cần tổ chức điều tra, theo dõi, phát hiện và xử lý ngay, không để lây lan ra diện rộng.
Các địa phương cần chỉ đạo tới tất cả các xã thông báo tình hình châu chấu tre gây hại cùng các biện pháp chỉ đạo phòng trừ. Cùng với đó là thông tin tuyên truyền, hướng dẫn chủ rừng và nông dân tăng cường kiểm tra các diện tích rừng vầu, nứa, tre, luồng trên địa bàn; phát hiện và phòng trừ sớm. Báo ngay với cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.
Phát hiện và xử lý kịp thời châu chấu tre lưng vàng
Địa phương tổ chức tập huấn về cách nhận biết và kỹ thuật phòng trừ châu chấu tre lưng vàng cho các hộ nông dân; đồng thời, chủ động huy động mọi nguồn lực hỗ trợ nông dân tiến hành phun thuốc diệt trừ châu chấu khi chúng di chuyển xuống gây hại cây trồng nông nghiệp.
Đối với các địa phương chưa phát hiện có châu chấu tre lưng vàng cần phải tăng cường tổ chức điều tra, theo dõi, dự báo khả năng phát sinh phát triển của châu chấu tre lưng vàng để chủ động phương án phòng, chống, kịp thời ngăn chặn phát sinh gây hại trên diện rộng.
Châu chấu non có nhiều loài thiên địch sử dụng chúng làm thức ăn như gia cầm, chim, thú ăn tạp, bò sát..., nhưng khi châu chấu bùng phát số lượng lớn cần khuyến khích người dân áp dụng các các biện pháp diệt châu chấu theo thứ tự: sử dụng vợt bắt cho gia cầm ăn, ngâm ủ thành phân hữu cơ hoặc đem tiêu hủy; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phun trừ. Khi phun cần phun theo hình thức bao vây, cuốn chiếu để tăng hiệu quả.
Trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam hiện nay có 3 loại thuốc bảo vệ thực vật đăng ký phòng trừ châu chấu tre lưng vàng có hoạt chất là Imidacloprid (Anvado 100WP), Thiosultap-sodium/Nereistoxin (Neretox 95WP), Emamectin benzoate + Lufenuron (Lufen extra 100EC).
Trước tình hình châu chấu tre lưng vàng bùng phát, Cục Bảo vệ thực vật đã chủ động theo sát tình hình ở các tỉnh, tổ chức đoàn cán bộ đi kiểm tra thực địa một số địa điểm phát sinh ổ dịch, phối hợp và hỗ trợ các địa phương chỉ đạo phòng chống với phương châm phòng trừ ngay từ khi châu chấu mới nở, châu chấu non, phạm vi ổ dịch còn nhỏ nhằm bảo vệ sản xuất nông, lâm nghiệp.
TV
-
2.
Mô hình liên kết trồng và tiêu thụ dưa chuột ở Lộc Yên
-
3.
Hiệu quả mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm
-
4.
Hòa Bình: Khuyến nông gắn với phát triển du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh, bền vững
-
5.
Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Nhật Bản kết nối chuỗi cung ứng nông sản